Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Người Nhật và các cách chế biến món cá ngon

Cá rất giàu dinh dưỡng, bạn nên ăn cá thật nhiều trong chế độ dinh dưỡng vì cá là nguồn dồi dào của protein, vitamin, các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi. Trên tất cả, cá chứa ít chất béo bão hòa hơn các loại thịt khác và đó sẽ là thức ăn tuyệt vời cho chế độ ăn uống ít chất béo.
Bạn có thích ăn cá không?
Người Nhật rất thích ăn cá, có thể nói cá là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của họ. Dưới đây là một số cách chế biến cá của người Nhật.
Khi nghĩ về ẩm thực của Nhật Bản, hầu hết mọi người nghĩ đến sushi. Thực ra, người Nhật không ăn sushi thường xuyên. Cách phổ biến nhất để ăn cá ở Nhật Bản là nướng cá với một chút muối hoặc nước tương.
Các món ăn Nhật Bản "đơn giản", không có nước sốt nặng mùi hoặc vô số gia vị. Họ chỉ cần thêm một chút muối để làm nổi bật hương vị tự nhiên của nguyên liệu. Cá hồi, cá hồng, cá thu, cá nước ngọt thường được làm chín bằng cách nướng.
Một cách khác để ăn cá là ướp nó trong nước xốt tương ngọt và sau đó nướng cá. Yellowtail là loài cá phổ biến được chế biến theo kiểu này.
Một cách chế biến khác là hấp cá. Thông thường, cá được hấp với một số loại rau củ (củ sen), với muối hoặc nước xốt đậu nành. Và đây cũng là một cách chế biến rất đơn giản!
Bạn có thể chiên cá với một chút muối và chanh. Loại cá nhỏ và nhẹ rất thích hợp với cách chiên này. 
 Quá tuyệt vời phải không nào


Và cuối cùng, tất nhiên sẽ là sushi và sashimi. Quá ngon!
 Trên đây là một số món cá mà người Nhật hay chế biến trong các bữa ăn, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các món cá này hãy theo dõi meovat-nauan.blogspot.com để cập nhật thông tin nhé

Những món ăn kinh dị khó nuốt nhất nhì Nhật Bản

Tới Nhật bản các bạn sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản, nền văn hóa đa dạng nhiều màu sắc.. phong cảnh thì tuyệt đẹp tuy nhiên có một thứ mà không phải ai cũng muốn thưởng thức. Đó là những món ăn kinh dị

Các bạn đi du học nhật bản đã bao giờ ăn chân cá sấu chưa? ăn gián nướng chưa?...Hôm nay hãy đi cùng meovat-nauan lướt qua những món ẩm thực khó nuốt này nhé
Cá ăn thịt, dương vật lợn, chân cá sấu, thậm chí gián và nhiều loại côn trùng khác nữa, nhà hàng Chinju-ya (Nhật Bản) không dành cho những thực khách yếu tim.
Tên nhà hàng Chinju-ya trong tiếng Nhật có nghĩa là "người bán những con quái vật hiếm lạ", và cái tên này thực sự vô cùng phù hợp với thực đơn của nhà hàng.

Từ côn trùng hay óc heo tới thằn lằn và gà con, những món ăn của nhà hàng này đã gây ra cú shock lớn cho những thực khách lần đầu tới Yokohama và lạc bước vào đây.

Quận Noge tại Yokohama từng là một khu chợ đen sau thế chiến thứ 2, nhưng hiện nay đây là khu ẩm thực nổi tiếng, là nguồn gốc của những món ăn kinh dị xuất hiện trong bộ phim "Indiana Jones Và Ngôi Đền Tàn Khốc".

Nhà hàng Chinju-ya đã mở cửa được 6 năm, và bếp trưởng Fukuoka tự hào rằng nhà hàng của mình phục vụ những loại thực phẩm quý hiếm và kỳ dị nhất thế giới.

Đương nhiên, giá cả ở nhà hàng này không hề rẻ chút nào, vì các thực phẩm đều rất hiếm lạ. Tuy nhiên, "Ăn chơi không sợ mưa rơi" phải không các bạn.


 chân cá sấu

Bàn chân cá sấu, có thể hầm hoặc chiên theo ý muốn của thực khách.
 bọ xác ăn thịt
Chân giống khổng lồ, một loại bọ giáp xác ăn thịt có kích thước tới 30cm.

Thật kinh dị, nếu ai yếu tim đừng nên vào những nhà hàng này nhé, bạn sẽ phải khóc thét vì những món ăn ở đây quá nhiều thứ ghê rợn. Món ăn Nhật bản đâu phải ăn gì cũng ngon đâu, không phải món nào đặt tiền đâu




Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Học cách ăn sáng kiểu Nhật tốt cho sức khỏe

Hiện nay các bệnh tật đa số xuất phát từ thực phẩm, từ việc ăn uống. Chính vì vậy các chị em hãy lưu ý và học tập phong cách ăn đảm bảo sức khỏe nhé, đặc biệt là các bạn đi xuat khau lao dong cần phải đảm bảo sức khỏe để làm việc tốt hơn

Bữa sáng của người Nhật bao gồm nhiều món với lượng nhỏ, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể sau một đêm ngủ dài.

Những món ăn sáng bổ dưỡng nhất thế giới

Bữa sáng của người Nhật nhìn qua chẳng khác gì bữa tối với một chén cơm hoặc bánh mì nướng, súp miso, cá, trứng, đậu hũ, rong biển, rau quả muối cùng đậu nành lên men. Trao đổi với Zester Daily, chuyên gia ẩm thực Sonoko Sakai chia sẻ những lý do khiến bữa sáng dân xứ Phù Tang là lựa chọn tuyệt vời để bắt đầu ngày mới.

Ăn đồ lên men mỗi ngày

Theo truyền thống, người Nhật dùng các món như súp miso, nước tương, giấm và muối koji từ ngũ cốc lên men để làm gia vị chính. Bên cạnh đó, rau củ muối, mơ ngâm cùng đậu nành lên men không thể thiếu.

Ngoài tác dụng bảo quản thức ăn khi chưa có tủ lạnh, đồ lên men hỗ trợ tiêu hóa, thậm chí được coi là dược liệu. Người Nhật cổ có câu "ăn mơ ngâm mỗi ngày thì không phải đi khám". Hấp thụ điều độ thực phẩm lên men giúp đường ruột khỏe mạnh.

Ăn nhiều món với lượng nhỏ

Cư dân đất nước mặt trời mọc chuẩn bị nhiều món với lượng nhỏ. Họ quan niệm ăn chỉ nên no 80%. Ngoài ra, đa dạng hóa thức ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Thực phẩm quan trọng nhất trong bữa sáng người Nhật là gạo; có thể gạo trắng, gạo nâu hoặc cháo giúp bổ sung carbohydrate. Món cá, trứng, đậu nành lên men cùng súp miso bù đắp protein sau một đêm ngủ dài. Cá thường được nướng hoặc áp chảo, nêm nếm đơn giản với muối, ngoài protein còn đem đến omega 3.

Đi cùng với các loại protein chất lượng và gạo, người Nhật còn dùng rong biển và các món salad.

Chọn thực phẩm tươi ngon

Bữa sáng Nhật Bản ít bơ, gia vị, đường và nước sốt nên cần lựa chọn thực phẩm tươi ngon. Rau không được héo, hoa quả phải chọn mua theo mùa còn cá được lấy từ các chợ bán hàng đánh bắt tự nhiên. Điều này đảm bảo giá trị dinh dưỡng của thức ăn và hạn chế nguy cơ nhiễm độc.

Nói tóm lại, bữa sáng truyền thống kiểu Nhật đơn giản mà tỉ mỉ. Dù có thể không hợp với khẩu vị của tất cả mọi người, các món ăn xứ Phù Tang vẫn là cách tuyệt vời để bắt đầu ngày mới. Một khi bắt đầu ăn sáng kiểu Nhật, bạn sẽ phát hiện ngũ cốc, thịt và cá, rau củ tươi hay muối, hoa quả có thể biến bữa đầu tiên trong ngày thành một buổi tiệc. Không chỉ sức khỏe mà tâm trạng của bạn cũng sẽ thay đổi rõ rệt.

Chúc các bạn ngon miệng!!!!!

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Món ăn giúp người Nhật ngăn ngừa tai biến, đột quỵ

Các bạn chẳn hẳn cũng biết, số lượng người bị tai biến đột quỵ ngày càng gia tăng đặc biệt là lứa tuổi già, tuy nhiên ở nhật bản đã có sản phẩm giúp ngăn ngừa bệnh này, đó là món ăn Natto

Được biết đến là một đất nước có tỉ lệ dân số sống thọ nhất thế giới, bên cạnh nền y học tiên tiến, hiện đại thì người Nhật cũng có những bí quyết vàng trong việc chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên ý thức “phòng bệnh hơn chữa bệnh” của người Nhật đóng góp không nhỏ trong việc nâng cao sức khỏe.

Natto - Đậu nành lên men, bí quyết giúp phòng ngừa đột quỵ của Nhật Bản

Một trong những sản phẩm được người dân Nhật Bản sử dụng đều đặn để bảo vệ sức khỏe là hạt đậu nành lên men. Có nhiều truyền thuyết về thực phẩm hạt đậu nành lên men (natto) của Nhật Bản được lưu truyền cho đến ngày nay. Và có truyền thuyết kể rằng, sở dĩ người Nhật ngày nay sử dụng mầm đậu nành lên men phổ biến như vậy là vì trong cuộc chiến dẹp loạn các sứ quân trước đây, việc ăn uống của đoàn quân cũng không thoải mái.

Tương truyền có lần khi đoàn quân dừng lại nấu đậu nành cho ngựa ăn thì bị tấn công bất ngờ đành vội vã quấn đậu trong gói rơm cột chặt vào lưng ngựa. Ngày hôm sau, thấy gói đậu ấm hẳn (vì thân nhiệt của ngựa) và bốc mùi khủng khiếp do lên men nhưng đàn ngựa ăn rất ngon. Binh lính tò mò nếm thử thì phát hiện đây là món ăn bổ dưỡng, mau tiêu và nhuận trường không bị sình trương hay táo bón. Câu chuyện này trở thành "tác phẩm" truyền khẩu bất hủ cho đến ngày nay.

Cho dù có nguồn gốc từ đâu, đậu nành lên men (natto) vẫn là món ăn không thể thiếu của người dân đất nước mặt trời mọc cho đến ngày nay.

Thực phẩm giúp ngừa đột quỵ của Nhật Bản

Natto là món ăn không cần qua chế biến cầu kì, chỉ cần để những hạt đậu nành đã luộc chín ủ với Enzym (Bacillus natto) ở một môi trường 40oC trong vòng 14-18 giờ là đã lên men thành những hạt đậu có màu nâu, độ nhờn nhớt cao, có mùi nồng nặc. Trong quá trình lên men tự nhiên như vậy đã sản sinh ra enzym Nattokinase - một hoạt chất đặc biệt có công dụng trong việc ngăn ngừa chứng bệnh tim mạch.

Đây là một phát hiện vô cùng lý thú của nhà nghiên cứu sinh lý học Nhật Bản nổi tiếng, GS. Sumi Hiroyuki vào năm 1980. Ông đã xác minh hoạt tính phân hủy protein khi xét nghiệm 173 loại thực phẩm khác nhau để xem hiệu quả của những thực phẩm đó trong việc phân hủy cục máu đông có liên quan đến nhồi máu cơ tim (heart attack) và đột quỵ (strock). Và hoạt chất nattokinase đã làm được điều đó.

Các nghiên cứu cho thấy nattokinase có khả năng làm giảm sự kết dính của các tế bào máu, do đó làm giảm độ nhầy của máu và làm hạ huyết áp. Nattokinase tác động trực tiếp lên tơ huyết, làm tan các tơ huyết, khiến chúng tan ra, từ đó làm tan huyết khối hay còn gọi là cục máu đông trong cơ thể. Nhờ đó, bổ sung nattokinase sẽ giúp hạn chế đáng kể nguy cơ tích tụ cục máu đông – nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Chính bởi các tác dụng này mà hầu như tất cả sản phẩm phòng ngừa đột quỵ (tai biến mạch máu não) của Nhật Bản đều có thành phần nattokinase và phải được Hiệp hội Nattokinase (Hiệp hội cung cấp 90% nattokinase trên thế giới, có sứ mạng là chứng minh độ an toàn, chất lượng và nguồn gốc của các sản phẩm chứa hoạt chất nattokinase) chứng nhận sau khi đảm bảo những tiêu chí vô cùng khắt khe về hiệu quả và độ an toàn.

Từ năm 2011, DHG hợp tác với JBSL sản xuất độc quyền nguyên liệu nattokinase, sản phẩm sử dụng nattokinase duy nhất tại Việt Nam được JNKA cung cấp dấu chứng nhận đảm bảo cho chất lượng Nhật Bản - giúp phòng ngừa tai biến, đột quỵ hiệu quả.

Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Top 10 đặc sản không thể bỏ qua khi đi Nhật

1. Ishikari nabe ở Hokkaido
Khách du lịch từ khắp mọi nơi trên đất nước hoa anh đào đều bị hấp dẫn bởi sự phong phú và đa dạng về cá tươi cũng như như hải sản đã được qua chế biến của Hokkaido. Ishikari-nabe là một món ăn đặc trưng của vùng Hokkaido, có nguồn gốc từ thế kỷ 17 - 18, tận dụng triệt để cá hồi tươi. Cái tên của món ăn bắt nguồn từ con sông Ishikari-Gawa, nơi nổi tiếng để đánh bắt cá hồi và các món ăn được chế biến từ cá hồi được gọi là tokachi-nabe trong khu vực Obihiro. Các khoanh cá hồi được hầm cùng với các loại rau, đậu phụ và konnyaku ở bên trong trộn với rong biển và được tăng thêm mùi vị bởi nước sốt miso. Khoai tây và bắp cải đều được sản xuất tại địa phương khi thêm vào trong món ăn càng làm tăng thêm phần hương vị thơm ngon của hải sản, vì vậy bạn có thể khám phá được hương vị của Hokkaido từ biển cả đến đất liền.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Để đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp tại Nhật Bản phải mất tới 10 năm

Để đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp tại Nhật Bản phải mất tới 10 năm 

Để đào tạo đầu bếp chuyên nghiệp tại Nhật Bản phải mất tới 10 năm đấy các bạn ah, có vẻ hơi khó đúng không? nếu bạn muốn trở thành 1 đầu bếp chuyên nghiệp thì hãy kiên trì theo đuổi ước mơ nhé
Trở thành bếp trưởng sushi ở Nhật Bản là cả một vinh dự lớn và để đạt được điều đó không hề đơn giản.

Quá trình hội nhập đã đưa sushi trở thành món ăn thực sự phổ biến trên toàn thế giới. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức sushi ở bất kỳ đâu, khi các nhà hàng Nhật xuất hiện nhan nhản ở mọi thành phố lớn.

Tuy nhiên, chỉ khi bước vào nhà hàng sushi truyền thống, bạn mới cảm nhận được thế nào là món ăn "quốc hồn quốc túy" của Nhật Bản. Sushi hay bất kỳ món ăn nào khác trong các nhà hàng như vậy đều được làm từ nguyên liệu cao cấp, tươi ngon với chất lượng cao nhất.

Và quan trọng hơn, chúng được chế biến bởi các Itamae - danh hiệu cao quý nhất đối với các bếp trưởng sushi.

Sushi trong các nhà hàng truyền thống luôn thật đặc biệt

Và bạn biết không, để trở thành một Itamae cần một quá trình rèn luyện không nhỏ. Không phải 1 - 2 năm là xong, mà kéo dài cả một thập kỷ.

Itamae - danh hiệu cao quý nhất của đầu bếp sushi

Danh hiệu Itamae là danh hiệu đỉnh cao với đầu bếp, và chắc chắn không được trao tuỳ tiện. Trong tiếng Nhật, Itamae có nghĩa là "người đứng thớt" - tức là người duy nhất được sử dụng thớt chính, người duy nhất chịu trách nhiệm làm tất cả các loại sushi và cá.

Một số cửa hàng tại Nhật Bản, Itamae còn kiêm luôn nhiệm vụ... chọc cười, mua vui cho khách và tính tiền.

Một Itamae có kỹ năng dùng dao lên đến tầm chuyên nghiệp bậc thầy. Họ làm bếp mà như không làm bếp, vì đó là đam mê và trách nhiệm. Từ cách làm sạch cá, cắt cá phải chuẩn chỉnh với một thái độ phù hợp, chưa tính đến việc nấu, nắm cơm một cách hoàn hảo.

Ngoài ra, họ phải tính đến sự kết hợp giữa các nguyên liệu với nhau, nhằm tạo ra hương vị riêng biệt.

Và quá trình rèn luyện gian nan để trở thành một Itamae

Vậy làm cách nào để trở thành một bếp trưởng sushi cao quý? Câu trả lời rất đơn giản: tập luyện, tập luyện và tập luyện, bắt đầu từ vị trí "tận cùng" của căn bếp.

Thật vậy! Lính mới sẽ bắt đầu với công việc lau dọn, và phải làm thật sạch sẽ để hiểu được yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các nhà hàng: "vệ sinh".

Làm tốt, lính mới sẽ được "thăng chức" lên thành người chuyên nấu cơm. Họ sẽ phải học cách nấu những nồi cơm chất lượng, cách chuẩn bị cân bằng giữa các thành phần trong cơm sushi.

Muốn trở thành một bếp trưởng sushi cần phải qua rèn luyện nghiêm ngặt

Một học viên có thể mất hàng năm trời ở vị trí này, cho đến khi được gọi là wakiita - dịch ra là "người đứng gần thớt".

Đây là một danh hiệu quan trọng, vì kể từ đây họ phải liên tục luyện tập cho đến khi sở hữu được một bộ dao làm bếp của riêng mình (tiếng Nhật gọi là hochoin). Trải qua thêm nhiều năm nữa, học viên sẽ có được danh hiệu Itamae - tất nhiên là khi và chỉ khi họ làm thực sự tốt.

Sở dĩ phải cực khổ như vậy là vì như đã nêu, Itamae là một danh hiệu hết sức cao quý. Một Itamae phải tự chuẩn bị được nguyên liệu, chăm chút cho từng con dao làm bếp, và quan trọng nhất là tự thu hút được khách hàng chỉ dựa vào kỹ năng dùng dao của mình.

Danh hiệu này là hiện thân của một nền văn hóa đề cao danh dự và sự tôn trọng.

Trong quá khứ, quá trình rèn luyện để đạt được Itamae cần nhiều hơn một thập kỷ. Nhưng ngày nay, hiếm người có được sự kiên nhẫn như vậy, kéo theo sự ra đời của rất nhiều trường đào tạo làm sushi cấp tốc. Thay vì mất cả chục năm, họ chỉ cần thời gian ngắn để có được chứng chỉ làm nghề.

Về chất lượng, chúng ta sẽ không bàn đến. Những đầu bếp cấp tốc như vậy vẫn có thể tự mở cửa hàng, nhưng không thể được gọi là Itamae vì danh hiệu này có những tiêu chuẩn riêng biệt.

Có lẽ đó cũng là lý do mà những nhà hàng sushi Nhật Bản truyền thống, dù có cái giá không hề dễ chịu, nhưng vẫn luôn nhận được sự ủng hộ của đông đảo người Nhật và du khách trên thế giới.


Nguồn: JADT , Kobe Jones


Những món ăn chất lừ của ẩm thực Nhật Bản

Nếu bạn đã từng đi du lịch ở Nhật Bản chắc hẳn sẽ thấy Nhật Bản có nhiều món ăn ngon, nhiều khách du lịch đến Nhật Bản đã thử cảm giác thú vị khi dùng món cá sống hoặc tôm chiên bột.
Sushi.
Sashimi. ...
Shabu-shabu. ...
Sukiyaki. ...
Mì Udon, Ramen và Soba.
Tempura. ...
Tonkatsu. ...
Kaiseki Ryori.

Sau khi nổi tiếng ở phương tây với món lẩu “Sukiyaki” hoặc lạ hơn là món “Sushi”, ẩm thực Nhật Bản trong những năm gần đây đã trở nên quen thuộc hơn và được đánh giá cao trên toàn thế giới. Nhiều du khách đến Nhật Bản đã thử cảm giác thú vị khi dùng món cá sống hoặc tôm chiên bột.

Những món ăn chất lừ của ẩm thực Nhật Bản

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Chuyến đi Nhật trải nghiệm chỉ với 40 triệu đồng

 Đọc xong bài viết này chắc hẳn nhiều bạn phát sốt vì đất nước nhật bản xin đẹp, nếu các bạn muốn đi xuất khẩu lao động nhật bản hay đi du lịch thì còn chần chừ gì nữa , xách balo lên đường thôi

Không chỉ đơn giản là một chuyến du lịch, bộ ảnh lung linh chụp tại xứ sở hoa anh đào của cô nàng stylist này còn hội tụ các yếu tố thời trang, nghệ thuật... khiến giới trẻ mê mệt.

10 ngày lang thang một mình ở Nhật Bản và những trải nghiệm quý giá

Mùa hoa anh đào đang thời trổ bông rực rỡ nhất và đây cũng chính là lý do Nhật Bản thu hút rất nhiều du khách thế giới.

Thay vì ao ước được một lần đặt chân tới xứ sở hoa anh đào, thì những shoot hình mà cô nàng Đặng Thùy Dương ghi lại một cách chân thực cũng giúp người xem phần nào thưởng thức vẻ đẹp ngỡ ngàng của Nhật Bản thời gian này.

Là một stylist kiêm tín đồ thời trang nên không có gì ngạc nhiên khi những bức ảnh chụp trong chuyến du lịch của Thùy Dương thực sự "đốn tim" những ai yêu thời trang và ngắm nhìn phong cảnh đẹp.

Được biết, cô nàng Đặng Thùy Dương sinh năm 1989 tại Đà Nẵng. Thùy Dương là du học sinh ngành thiết kế ở trường Istituto Marangoni (Anh). Đồng thời, cô còn biết đến với vai trò là một trong những stylist trẻ tuổi được sao Việt tín nhiệm.

Thùy Dương chia sẻ về chuyến đi của mình: "Chuyến đi này có vất vả, mệt nhọc, nhưng rồi niềm vui lại lấp đầy những khúc cua đấy. 10 ngày và chuyến lang thang một mình ở Nhật đủ dài để mình tận hưởng một trong những nơi đẹp nhất mình đã từng đi qua, có được những trải nghiệm nhẹ nhàng, những người bạn mới quen nhưng cùng chung sở thích đến lạ"

Chuyến đi Nhật trải nghiệm chỉ với 40 triệu đồng

Cô cũng chia sẻ kinh nghiệm đi du lịch Nhật Bản tự túc của mình đến tất cả những ai đang có ý định ghé thăm đất nước mặt trời mọc:

"- Chi phí: Với 40 triệu, mình vừa có một chuyến đi bụi một mình khám phá Nhật Bản 10 ngày, qua 4 thành phố, Tokyo - Kawaguchiko - Kyoto – Osaka...

Du lịch với túi tiền hợp lý ở một đất nước đắt đỏ hơn những nơi khác như Nhật thì nên lên kế hoạch cụ thể, phân chia chi phí là một cách tiết kiệm và quản lý được số tiền mình sử dụng.

Mình đi tương đối tiết kiệm, cố gắng điều chỉnh cho phù hợp… Chi phí cố định của mình là 25 triệu, còn chi phí ăn uống đi lại tầm 15 triệu.

Máy bay: Trước khi lên lịch mình kiểm tra thời gian hoa đào nở và đặt vé máy bay. Tìm vé giá rẻ trên skycanner trước gần 2 tháng.

Vé khứ hồi 10 triệu, cộng với 20kg hành lý ký gửi và 1 xách tay, quá đẹp nhỉ. Trong khi mùa cao điểm vé có thể lên đến 30 – 40 triệu.

Visa: Tự chuẩn bị thủ tục xin visa. Hết vỏn vẹn gần 600 nghìn thay vì qua dịch vụ hơn 200 USD. Tiết kiệm được kha khá nhỉ…

Khách sạn: Chi phí khách sạn cho 9 đêm ở 4 thành phố là 8 triệu. Chủ yếu book qua airbnb, ở homestay & Dorm. Dorm ở Nhật cũng rất là sạch sẽ và lịch sự.

Phương tiện đi lại: Di chuyển giữa các thành phố mình dùng JRpass.

Còn trong thành phố thì nói không với taxi vì taxi Nhật giá cắt cổ lắm. Chủ yếu di chuyển bằng xe bus và tàu.

Bus có thể mua theo ngày sử dụng trong vòng 24 giờ giá 550Yen tại các hàng như 7eleven, Familymart… hệ thống tàu ở Nhật hơi khó nhằn một tí, chỉ dẫn hầu hết tiếng Nhật. Nếu không biết cứ bắt lấy 1 anh nhân viên người ta sẽ chỉ cho mình nhiệt tình…

Ngoài ra Google Map là bạn đồng hành không thể thiếu...

Wifi: Theo lời đồn thì sim điện thoại bên Nhật khó mua và giá cao… wifi cũng không free và sẵn như Việt Nam… Mình thủ sẵn một cục phát wifi cho hẳn 10 ngày. Chỉ mất tầm 800 nghìn nhưng rất tiện lợi.

Đồng tiền: Nhật sử dụng Yên Nhật, nên đem theo một ít đô là phòng trường hợp tiêu quá tay, và đổi tiền ở Tokyo thì giá tốt hơn Kyoto hay Osaka nha!

Ẩm thực: Đồ ăn ở Nhật thì khỏi phải bàn, hàng tá món ngon... Phải thử các thể loại mỳ, Ramen, Udon, Soba,Yakisoba... Ngoài ra những món phổ biến như sushi, tempura, Tonkatsu, đồ nướng Yakitori... Đến Osaka thì phải măm món Takoyaki và Okonomiyaki...

Mình để dành những bữa măm ngon vào buổi tối, còn ngày và trưa xách theo đồ ăn nhanh mua ở 7eleven ( thiên đường của những ai đi du lịch bụi như mình)

À, Nhật sử dụng ổ cắm dẹt, nên trước khi lên đường các bạn mua sẵn bộ chuyển đổi điện và adapter nhé!"

Mặc dù không ít lần bị lạc ở đất nước xa lạ, nhưng Thùy Dương lại cảm thấy khá...thú vị với cảm giác đó và cô nàng đều nhanh chóng khắc phục được sự cố. Không những vậy, cô còn phải tự mình "vượt ốm", chống chọi với thời tiết lạnh giá:

"Ngày thứ 2 ở Nhật là đợt cảm sụt sùi của mình. Những ngày đầu Tokyo lạnh lắm, tầm 5-7 độ gì đó thôi, nhưng mình tự nhủ phải khoẻ phải khoẻ để đi chơi nên lôi thuốc ra uống, mua thêm đồ ấm, thức ăn... về nhét vào người tẩm bổ, làm viên thuốc quấn chăn bông ngủ một giấc.

Đầu giờ chiều tác dụng của công cuộc nhồi nhét vượt ốm tương đối thành công, lại quấn áo quần chạy lên khu Shibuya. Từ ga Shibuya, ghé thăm em cún Hachiko, rồi đi bộ qua công viên Yoyogi ngắm hoa đào…Đẹp và nhộn nhịp hơn mình tưởng!

Sau những lần di chuyển mệt mỏi với chục kg hành lí mang theo thì thờ gian xinh đẹp nhất mình có ở Kyoto. Được mặc kimono, trên đôi dép Zori dạo quanh khu phố cổ Gion, ngắm hoàng hôn từ đền Yasaka…" – Stylist 8x chia sẻ trên trang cá nhân của mình.

"Đừng chờ, cơ hội không đến nhiều, mà tuổi xuân thì đi nhanh lắm!"

Nổi tiếng với phong cách thời trang dạo phố cá tính, trong suốt thời gian làm nghề, Thùy Dương đã từng giúp đỡ cho nhiều người mẫu nổi tiếng như Hoàng Thùy, Á hậu Huyền My.

Ngoài việc làm stylist cho các nhân vật nổi tiếng, Thùy Dương cũng là nhà thiết kế của cửa hàng thời trang áo cưới do mẹ cô bạn làm chủ ở Đà Nẵng.

"Lấy thời trang để nuôi thời trang", là cách làm mà Thùy Dương đang theo đuổi. Thu nhập từ nghề stylist, thiết kế, từ các xưởng thời trang... giúp Thùy Dương có được nguồn "tái đầu tư" vào những bộ trang phục hàng hiệu, phụ kiện như giày, túi xách... để thỏa mãn đam mê của mình.

Đồng thời, với quan điểm sống: "Đừng chờ, cơ hội không có nhiều lần mà tuổi xuân thì đi nhanh lắm! Khi còn trẻ, hãy làm điều mình thích dù những người xung quanh lại cho rằng đó là điên khùng", Thùy Dương không chỉ sống hết mình với công việc, mà cô cũng thường xuyên tự thưởng cho mình những chuyến đi chơi xa để có thêm nhiều trải nghiệm quý giá.

Từ sau chuyến đi, cô gái Đà Nẵng cũng tự rút ra những lời khuyên dành cho chính bản thân và những bạn trẻ rằng: "Có thể đôi lúc mệt mỏi, tuyệt vọng nhưng đừng bỏ cuộc. Cố gắng rồi sẽ vượt qua.

Luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp, đừng sợ! Cái gì cũng có hướng giải quyết, lạc một hồi rồi cũng tìm lại đúng đường, gặp người xấu thì bình tĩnh tìm cách lướt qua mà đi tiếp. Vì khi sợ chả nghĩ thông suốt được điều gì.

Hãy vui vẻ và giúp đỡ những người xung quanh, có ngày thần chú sẽ hiệu nghiệm và có người đến bên bạn lúc bạn khó khan!"

Và chuyến đi Nhật Bản mới đây của cô đã thực sự khiến nhiều người cảm thấy muốn "xách ba lô lên và đi" ngay lập tức.

Khám phá ẩm thực đường phố Nhật Bản cực độc

Hơn 10 năm qua, với những bước đi vững chắc, Triều Nhật đã mang đến những thương hiệu nhà hàng đẳng cấp Long Đình, Asahi Sushi, Gia Viên, chinh phục và làm hài lòng giới sành ăn thủ đô nói riêng, du khách trong nước và quốc tế nói chung.

Tiếp nối thành công đó, với phong cách ẩm thực đường phố Nhật Bản độc đáo và phóng khoáng - Mio Izakaya ra đời mang đến cho khách hàng mô hình quán nhậu kiểu Nhật, chuyên phục vụ các món ngon đặc trưng ẩm thực đường phố Nhật Bản.


Khám phá ẩm thực đường phố Nhật Bản cực độc

Mio Izakaya – “khu phố ẩm thực Nhật Bản” thu nhỏ


Với thực đơn hàng trăm món ăn phong phú và đa dạng, Mio Izakaya như bức tranh thu nhỏ, tái hiện những con phố ẩm thực, mang đến cho thực khách một hành trình trải nghiệm, khám phá các món ăn vô cùng mới mẻ, thú vị.

Không có quá nhiều thủ tục thưởng thức như món ăn Nhật bản truyền thống, các món ăn đường phố Nhật giản dị, đời thường mà vẫn có sức cuốn hút lạ kỳ đã tạo nên vị thế ẩm thực trên toàn thế giới.

Các loại nướng xiên Kushiyaki, gà nướng Yakitori, gà chiên Karaage, cùng mấy lát dưa chuột, củ cải muối chua, gọi kèm coktail hoặc bia sapporo mát lạnh... đã làm những người Nhật vốn luôn bị cuốn vào nhịp sống hối hả, sau giờ làm sẵn lòng gác lại công việc, ghé vào quán nhậu Izakaya bên đường để thưởng thức.

Mio Izakaya được trang trí theo phong cách Nhật Bản tối giản, cách bài trí hợp lý với cả không gian riêng tư và khoáng đạt, tạo cho thực khách sự thoải mái, thích thú trong chuyến hành trình khám phá ẩm thực trên các con phố ồn ào, náo nhiệt xứ hoa anh đào.

Quán nhậu không chỉ dành riêng cho phái mạnh
Trong guồng quay nhịp sống đô thị khẩn trương, đôi lúc căng thẳng, bộn bề, phụ nữ cũng cần có những nơi để gặp gỡ bạn bè và đồng nghiệp giữa giờ trưa hay cuối giờ làm, chỉ cần gọi 2-3 món ăn nhỏ cùng ly cocktail mát lạnh là quá đủ cho một buổi chuyện trò thật rôm rả. Mio Izakaya luôn sẵn sàng với các loại rượu Sake, Shochu nồng độ vừa phải, phù hợp dành riêng cho các bạn gái.

Như một chốn dừng chân sau những giờ làm việc căng thẳng, một nơi để tụ tập, bắt đầu những cuộc vui, xua đi những áp lực bộn bề, chỉ có món ngon, bạn hiền cùng những câu chuyện hàn huyên bất tận.

Mang phong cách quán nhậu kiểu Nhật, các món Mio Izakaya mang hương vị đặc trưng đường phố Nhật Bản - hấp dẫn, dễ ăn, dễ “nghiền”, được bán với mức giá vô cùng hợp lý, chỉ từ 28,000 VNĐ/món.

Tâm huyết của bếp trưởng Nhật Bản đặt trọn trong từng món ăn


Bằng bàn tay tài hoa, kĩ thuật điêu luyện cùng với sự am tường sâu sắc về văn hóa ẩm thực Nhật, Chef Yoshikawa với hơn 40 năm kinh nghiệm mang theo tâm huyết của Triều Nhật đặt trọn trong từng món ăn.

Bằng tất cả nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, mang tới sự hài lòng cho mọi khách hàng, Mio Izakaya chính thức khai trương và đi vào hoạt động vào ngày 29/3/2017. Nhân dịp khai trương, nhà hàng áp dụng chương trình ưu đãi 20% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác cho thực khách đến trải nghiệm không gian độc đáo và thưởng thức, khám phá ẩm thực đường phố Nhật Bản.

Khám phá địa chỉ ẩm thực mới toanh tại Hà Nội - Mio Izakaya, chính thức ra mắt ngày 29/3/2017 với những món ăn mang phong cách ẩm thực đường phố Nhật Bản cùng mức giá rất hợp lý


theo Dân Trí

Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Chương trình khám phá Nhật Bản dành cho học sinh cấp 3

Đã được tổ chức thành công 2 năm gần đây, chương trình “Chắp cánh tương lai – Khám phá Nhật Bản” đã đem đến 40 cơ hội cho 40 bạn học sinh may mắn được “vào vai” sinh viên Nhật Bản trong vòng 1 tuần, khám phá 4 trường Đại học lớn tại đất nước Nhật Bản là: Đại học Waseda, Đại học Kansai, Đại học Nagoya, Đại học APU. Hôm nay meovat-nauan sẽ đưa ra cho bạn những thông tin cần thiết nhất để các bạn nắm được chương trình này

Và năm nay cũng vậy, hành trình Khám phá Nhật Bản trong năm 2017 do Công ty TNHH Thương mại Kokuyo Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH All Nippon Airways đang được tổ chức cũng sẽ mang đến những trải nghiệm quý báu cho 20 bạn học sinh xuất sắc được tuyển chọn trên khắp cả nước.
Trong chuyến đi, các bạn học sinh không những có cơ hội tìm hiểu về truyền thống, lịch sử của 4 trường Đại học, mà các học sinh còn được “sống thử” cuộc sống sinh viên tại các trường Đại học này, ngoài ra các bạn còn có rất nhiều kỉ niệm đẹp khi tham quan Tokyo – thủ đô tráng lệ của Nhật Bản.

Khám phá đất nước Nhật Bản – Cơ hội trong mơ dành cho học sinh THPT - Ảnh 1.
Học sinh được trải nghiệm tại đại học Nagoya
Đến với trường Đại học Nagoya, các bạn ấy đã có cơ hội ghé thăm những dãy phòng thí nghiệm, những công trình khoa học hiện đại bậc nhất nơi đây. Cả đoàn được tận mắt “nhìn và sờ” nơi chuyển hóa vật chất thành nguyên tử, máy hút khí Heli hay cách nấu chảy đoạn giữa ống nghiệm thủy tinh để tạo thành 2 ống nghiệm mới…
"Là một học sinh chuyên Toán và là một người yêu thích khoa học kĩ thuật, chuyến tham quan phòng thí nghiệm Vật lí của trường Đại học Nagoya đã làm em thật sự rất thích thú. Em đã được tận mắt chứng kiến khí nitrogen lỏng, oxygen lỏng bốc khói nghi ngút, rồi chứng kiến vật liệu siêu dẫn có khả năng chống lại từ trường của nam châm, vốn là những điều trước đây em chỉ biết qua sách giáo khoa." – bạn Nguyễn Nhật Quang – THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng hào hứng kể lại.
Ở các trường còn lại, các bạn học sinh được học tiếng Nhật và văn hóa ứng xử của người Nhật, tham gia giao lưu cùng các thầy giáo nước ngoài đang giảng dạy tại trường. Đồng thời cũng lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm đi du học của các anh chị du học sinh Việt Nam đang học tập tại đây, kết bạn với sinh viên Nhật Bản và thưởng thức rất nhiều các món ăn ngon truyền thống của Nhật.

Khám phá đất nước Nhật Bản – Cơ hội trong mơ dành cho học sinh THPT - Ảnh 2.
Tham quan và giao lưu tại Đại học APU
Ngày cuối cùng, cả đoàn được khám phá thủ đô Tokyo, tới thăm các địa danh nổi tiếng như: Đền Asakusa Sensoji, Sky Tree, phố mua sắm Harajuku, Shibuya…
Khám phá đất nước Nhật Bản – Cơ hội trong mơ dành cho học sinh THPT - Ảnh 3.
Tham quan ngôi đền ASASUKA sensoji
Cơ hội được tân hưởng, được ăn, được sống như một người bản xứ ngay chính tại đất nước của họ thì còn gì tuyệt vời hơn! Bảy ngày với đầy ấp những kỉ niệm, những trải nghiệm khó quên, những "Lần đầu tiên em được tận mắt chứng kiến cuộc sống nhộn nhịp và hối hả ở Tokyo, được thưởng thức cảnh quan thanh bình, rợp màu xanh nơi hòn đảo Kyushu,... và thưởng thức các món ăn truyền thống không những đẹp mắt mà còn đặc biệt ngon miệng tại Nhật Bản." - từ chia sẻ ấn tượng của bạn Khánh Vy, trường chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM.
Được biết chuyến đi này sẽ trở thành một trong những hoạt động thường niên mà Công ty TNHH Thương mại Kokuyo Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH All Nippon Airways tài trợ. tổ chức, mang đến cơ hội dành cho tất cả các bạn học sinh Việt Nam. Chương trình “Chắp cánh tương lai – Khám phá Nhật Bản 2017” đã chính thức được khởi động để tuyển chọn ra 20 bạn học sinh THPT sẽ tham gia vào chuyến đi diễn ra vào tháng 7/2017 sắp tới.

kênh 14

Bữa ăn trưa ở trường học Nhật Bản

Có thể nói ở nước Nhật có nhiều cái khiến cả thế giới phải ghen tị không chỉ nền văn hóa mà ngay từ cách ăn uống người Nhật cũng khiến người ta ngưỡng mộ và muốn học hỏi

Bữa ăn trưa ở trường học Nhật Bản là một niềm tự hào của quốc gia này. Các bữa ăn không chỉ được nấu theo một thực đơn lành mạnh, bổ dưỡng mà còn chứa đựng rất nhiều bài học nhân văn cho các em học sinh.
Bữa trưa ở Nhật có tên shokuiku nghĩa là "giáo dục về thực phẩm và dinh dưỡng", giáo dục bản thân tự nhận thức về những thứ mình ăn về dinh dưỡng, thành phần xuất xứ và kể cả lịch sử hình thành của loại thức ăn đó...
Nền tảng sức khỏe của học sinh Nhật Bản là một điều khiến nhiều nước khác ghen tỵ, ngoài việc ưu tiên các hoạt động thể chất ngoài trời ngay từ lứa tuổi mầm non thì những bữa ăn trưa ở trường chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên điều này. Quan điểm của Nhật Bản là bữa ăn trưa ở trường học phải là một phần của giáo dục. Giáo dục không thể tách rời vấn đề này. Vì thế, bữa ăn trưa thực sự trở thành một bài học lớn cho các em học sinh.

Top những món ăn ngon, nổi tiếng ở Nhật Bản

 Hôm nay meovat-nauan xin giới thiệu tới các bạn những món ăn ngon nổi tiếng tại xứ sở hoa anh đào, các bạn đi du lịch ở đây chớ bỏ qua những món này nhé

Top những món ăn ngon, nổi tiếng ở Nhật Bản

Tokyo: Edo-mae zushi
Thủ phủ Tokyo của Nhật Bản là một thành phố nổi tiếng với món Edo-mae zushi hay còn được gọi là sushi. Món ăn này trong thì có vẻ đơn giản với vài lát thịt hoặc hải sản sống đặt trên một nắm cơm. Nhưng trong ẩm thực Nhật Bản, càng đơn giản càng đòi hỏi sự tinh tế và kết hợp nhuần nhuyễn. Do đó, để làm ra được những miếng sushi vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng, người đầu bếp phải mất 7 năm rèn luyện thành thục về cách sử dụng dao và chọn nguyên liệu đó các bạn ạ.

Sushi đứng đầu danh sách những món ăn nổi tiếng nên thử khi sang Nhật Bản đó các bạn ạ. Đặc biệt đừng bỏ lỡ món sushi băng truyền ở các cửa hàng sushi ở Tokyo nhé. Một trải nghiệm ẩm thực thú vị đấy nhé.
Kyoto: Yudofu
Du học Nhật Bản qua những món ăn nổi tiếng thì chắc chắn không thể bỏ qua Kyoto với món Yudofu. Thực chất đây là món “đậu phụ luộc” quen thuộc. Nhưng “đậu phụ luộc” của Kyoto lại hoàn toàn khác với Việt Nam hay Trung Quốc, bởi cách nấu đặc biệt cầu kỳ và các món ăn kèm hài hòa.

Thông thường, chúng ta thường luộc đậu phụ với nước sôi rồi bỏ ra chấm mắm hoặc tương bần là xong. Nhưng người Kyoto lại chế biến món ăn này rất cầu kỳ, họ ninh đậu trong một nồi nước hầm đặc biệt, khi đậu chín và ngấm gia vị họ sẽ rắc thêm rau và tảo bẹ lên trên. Khi ăn thì dùng kèm với 2 loại gia vị là yuzu kosho và ponzu.
Osaka: Takoyaki
Không chỉ người dân Nhật Bản, mà cả khách du lịch đều rất thích thú và say mê món ăn đường phố hấp dẫn này. Takoyaki được làm từ bạch tuộc, hành lá và bột tẩm gừng ngâm. Khi làm, người đầu bếp sẽ cho nguyên liệu vào một chiếc khuôn hình bán cầu và khi bánh chín, họ sẽ nhanh tay lật nó lại để chiên nốt mặt còn lại. Nhiều khách du lịch Nhật Bản từng chia sẻ, vừa ăn Takoyaki vừa xem đầu bếp chế biến nó là một trải nghiệm thú vị.

Takoyaki là món ăn nổi tiếng của Osaka và đây cũng là nơi khai sinh ra món ăn này. Vì vậy, khi du lịch Nhật Bản thưởng thức những món ăn ngon thì đừng quên ghé Osaka để ăn Takoyaki chính hiệu nhé.
Hiroshima: Okonomiyaki
Món ăn nổi tiếng nhất Hiroshima chính là Okonomiyaki, pizza của người Nhật. Mặc dù món ăn này có nguồn gốc từ Osaka nhưng người dân Hiroshima mới là những vị đầu bếp chế biến món ăn ngon nhật bản

Okonomiyaki của Hiroshima gồm có 2 lớp chứ không phải các nguyên liệu được trộn vào nhau như những vùng khác. Đầu tiên sẽ là lớp bột sau đó đến nhân bánh gồm bắp cải, thịt bò thái lát mỏng, bạch tuộc, tôm nõn, phô mai và mì sợi, cuối cùng là một lớp bột nữa. Khi ăn sẽ phủ thêm một nước sốt Okonomi và mayonnaise, hành lá, cá ngừ bào khô lên trên. Bánh không chỉ ngon mà việc xem các đầu bếp chế biến nó cũng là một thú vui đó các bạn ạ.
Okinawa: Chanpuru
Chanpuru là món mướp đắng xào của Okinawa. Nếu bạn nghĩ rằng mướp đắng xào thì ở đâu mà chẳng giống nhau, việc gì phải đến tận Okinawa để ăn thì bạn đã sai lầm rồi đó ạ. Chanpuru là món ăn truyền thống của Okinawa, được chế biến từ những quả mướp đắng Nhật, đậu phụ non, rau và một vài loại thịt cá khác. Nếu đã thưởng thức một lần bạn sẽ không bao giờ quên được vị ngon lạ miệng mà món ăn này mang lại.

theo dulich9.com

Đến Nhật bản thưởng thức 10 món ăn khó nuốt nhất

 Đối với những ai từng đi sang Nhật thì việc bắt gặp người Nhật ăn những món ăn "ngon" này không phải ít nhưng với các bạn chưa từng sang Nhật bao giờ thì đúng là những món này sẽ làm các bạn không khỏi ngạc nhiên
Mực nhảy, cá nóc sống, hay tinh dịch cá là những món ăn không phải thực khách nào cũng dám thưởng thức.

10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat


Mực nhảy
Nhìn con mực trong bát có vẻ còn sống nhưng thực ra nó đã chết. Lúc bạn rưới nước tương lên, nó sẽ cử động các xúc tu y hệt như còn sống. Đây là phản ứng tự nhiên của các tế bào còn tươi trong xúc tu mực với muối trong nước tương. Khi các xúc tu gặp muối sẽ tạo nên một loại xung điện và làm chúng co giật như đang "nhảy múa" khiến mọi người lầm tưởng. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-1
Basashi
Có tên "Basashi" trong tiếng Nhật, thịt ngựa sống là món rất phổ biến ở xứ sở hoa anh đào. Hương vị của thịt giống món sushi, và đây là đặc sản của vùng Kumamoto thuộc đảo Kyushu. Basashi được nhúng vào tương và ăn với tỏi hoặc sốt cải ngựa. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-2
Nattō
Làm từ đậu tương lên men, nattō có màu nâu, mùi khó ngửi, vị bùi, có nhiều chất dịch nhớt và dính. Món ăn truyền thống này rất phổ biến ở Nhật. Mùi vị và vẻ bề ngoài nhơn nhớt của nó làm nhiều thực khách chưa ăn bao giờ phải ngần ngại vì trông rất khó tiêu hóa.
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-3
Inago no Tsukudani
Một trong những món kỳ lạ nhất mà bạn có thể tìm ăn ở Nhật là inago no Tsukudani - châu chấu luộc chín rồi hầm với nước sốt chế biến từ tương và cỏ biển. Phổ biến nhất ở các vùng nông thôn như Yamagata, Nagano, và Gunma, đặc sản làm từ châu chấu này rất dễ tìm thấy và thưởng thức. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-4
Shirako
Trong tiếng Nhật "shirako" nghĩa là "những đứa bé trắng trẻo", và đây là món làm từ những túi tinh dịch của cá đực chủ yếu là cá nóc hoặc cá tuyết. Shirako ăn sống rất mềm mịn và có thể tan trong lưỡi bạn như bơ, tuy nhiên không phải thực khách nào cũng yêu thích món ăn này. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-5
Fugu
Những món ăn có độc thường làm bạn phải cảnh giác cao độ và fugu là một trong số đó. Đây là món làm từ cá nóc, da và các bộ phận nội tạng của loài cá này đều chứa độc tố. Chỉ những đầu bếp đạt tiêu chuẩn mới có thể chế biến fugu. Nó có thể được liệt vào top món ăn độc nhất thế giới.
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-6
Hachinoko
Hachinoko - nhộng ong chiên giòn - là một món ăn vặt đi kèm khi nhậu nhẹt của người Nhật. Những con nhộng được chiên với tương và đường, tăng thêm độ giòn và thơm. Cách thưởng thức ngon nhất chính là nhâm nhi nhộng giòn với một cốc bia trên tay. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-8
Kujira & Iruka
Một đặc sản kỳ lạ khác của người Nhật là thịt cá voi. phần thịt bụng được dùng làm thịt nguội, phần đuôi cá có giá trị hơn làm sashimi hoặc tataki (lướt thịt qua lửa hoặc trên mặt chảo nóng khi đã được tẩm ướp gia vị).
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-9
Shiokara
Đây là một món hải sản lên men của người Nhật, gồm có hải sản sống, 10% muối, 30% bột gạo, ủ trong hộp kín khoảng một tháng. Muối mặn là vị chính của món shiokara và cũng khiến nó trở thành món "đắt khách" ở Nhật. Có nhiều loại shiokara khác nhau nhưng người Nhật ưa thích nhất vẫn là shiokara mực nang. 
10-mon-an-doc-nhat-vo-nhi-cua-nguoi-nhat-10
Shirouo no Odorigui
Những con cá nhỏ trong suốt tên là shirouo, khi ăn sống chúng có thể nhảy hay ngọ nguậy trong miệng của bạn. Thường thì cá được bỏ vào một cốc giấm và trứng và thực khách thưởng thức bằng cách: uống cả hỗn hợp. Giấm làm cá bị xót và liên tục "nhảy múa" mạnh hơn bình thường. 

theo Vnexpress

 

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Những món ăn đáng nói của người Nhật Bản là gì


Nếu các bạn từng đi du học hoặc đi xuất khẩu lao động Nhật bản chắc hẳn sẽ biết các món ăn truyền thống và tự hào của người Nhật  

Những món ăn đáng nói của người Nhật Bản là gì
 
Sushi

Sushi thường được cắt theo khoanh, dùng ngay sau khi vừa được dọn ra, và ăn kèm với nước tương, wasabi và gừng ngâm chua. Khi dùng nên cho cả miếng vào miệng để cảm nhận trọn vẹn hương vị trong từng khoanh. Cái vị là lạ của cơm trộn dấm, vị ngầy ngậy và mát của cá sống cùng vị cay nồng của wasabi xông lên mũi. Thành phần phổ biến nhất là cá ngừ, mực và tôm dùng kèm với dưa leo, củ cải muối và trứng ngọt tráng mỏng.

Tonkatsu

Tonkatsu làm từ thịt lợn ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu bao gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán.

Sashimi

Sashimi là một món ăn truyền thống Nhật Bản mà thành phần chính chủ yếu là các loại hải sản tươi sống. Hải sản dùng để làm Sashimi phải có “tiêu chuẩn sashimi”, được đánh bắt bằng các dụng cụ riêng biệt, sau đó được xử lý ngay theo quy trình đặc biệt để đảm bảo sự tươi ngon của từng miếng Sashimi. Một số loại hải sản mà người Nhật thường hay dùng làm sashimi là: cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển. Ngoài ra, Sashimi còn được làm từ thịt hay rau củ quả…

Sukiyaki

Sukiyaki là món ăn “thống trị Nhật Bản” với thành phần chính là thịt bò Rib eye, cùng đa dạng các loại nấm thiên nhiên. Khi nấm và các nguyên liệu khác trong nồi bắt đầu chín, nhúng thịt bò được cắt lát theo kiểu “Sukiyaki” đến độ chín vừa đủ tùy theo khẩu vị của mỗi người. Món này được chấm với nước sốt trứng hoặc sốt làm từ tương Kikkoman và thưởng thức ngay.

Mì Udon

Udon được làm từ bột mì, muối và nước, có thể ăn nóng hoặc lạnh nhưng ăn nóng vẫn là hấp dẫn hơn cả. Sợi mì Udon có màu trắng đục, to và dai. Nước dùng có vị lạ và đặc trưng – mặn nhẹ và ngọt thanh

Sake

Loại rượu gạo của người Nhật thường được dùng chung với một loạt các món ăn. Sake được chế biến từ gạo và nước và được xem là đồ uống có cồn từ thời cổ đại. Vì rượu có thể uống nóng nên “cảm xúc” đến nhanh hơn và làm ấm cơ thể vào mùa đông. Khi uống rượu ướp lạnh cũng sẽ có một hương vị tương tự như rượu vang chất lượng cao. Mỗi vùng miền trên khắp đất nước đều có nhà máy rượu địa phương mang hương vị đặc trưng riêng tùy vào chất lượng gạo và nước cũng như sự khác biệt trong quá trình sản xuất rượu.

Mì Ramen

Ramen khác hoàn toàn với Udon ở chỗ sợi mì nhỏ xíu và vàng tươi. Mì Ramen thường được dùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau như: thịt lợn thái lát, rong biển khô, chả cá Nhật Bản, trứng, ngô, bắp cải…tùy theo khẩu vị mỗi người. Nước dùng chủ yếu được hầm từ xương heo.

Mi Soba

Sợi mì soba dài và dai, có màu nâu sẫm, được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mỳ, nhào nặn và cắt thành từng sợi nhỏ. Cũng như mì Udon, mì Soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Mì soba ăn lạnh được chấm với nước tương, củ cải mài, rong biển, mù tạt và hành lá. Người Nhật Bản ăn mì Soba trong tết truyền thống theo Dương lịch.

Tempura

Tempura là một món ẩm thực của Nhật Bản gồm các loại hải sản, rau, củ tẩm bột mì rán ngập trong dầu. Tempura có thể nói đây là món ăn điển hình của xứ sở mặt trời mọc. Tuy nó ra đời sau Sushi nhưng Tempura lại mang đến hương thơm, vị mới lạ nên nó được người Nhật đặc biệt yêu thích.

Shabu-shabu

Shabu-shabu cũng là một món lẩu nhưng nguyên liệu chính là thịt bò. Những lát thịt bò tươi mới, chất lượng được thái mỏng khá điệu nghệ, thực khách lần lượt nhúng những lát thịt này vào nước dùng nóng và ăn khi còn hơi tái sẽ đảm bảo vị ngon của món ăn. Nước lẩu shabu-shabu có vị ngọt thanh, nước trong và thường được nấy với bắp cải, rong biển, nấm shiitake và một số nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khoẻ khác

Kaiseki Ryori

Kaiseki Ryori là tên gọi của một bữa ăn truyền thống được coi là tinh tế và phức tạp nhất trong nghệ thuật ẩm thực Nhật Bản. Đây thường là một bữa tiệc để chiêu đãi khách quý và thể hiện lòng hiếu khách của người chủ nhà. Kaiseki Ryori sử dụng nguyên liệu theo mùa chủ yếu gồm rau, cá với rong biển và nấm và có hương vị tinh tế đặc trưng.

Yakitori

Yakitori là một trong những món ngon của Nhật Bản được nhiều du khách đến Nhật yêu thích lựa chọn thưởng thức. Để làm món này, người ta thường dùng thịt gà để nướng. Thịt gà được ướp kỹ với muối và nước sốt đặc trưng được gọi là “tare”. Tare được làm từ nước tương, mirin, rượu sake, và đường với một công thức chế biến tạo sự cân bằng giữa độ mặn và độ ngọt. Ngoài ra có thể thêm gừng cho mùi thơm nồng, phảng phất thêm chút vị béo của dầu vừng và ngọt thanh của mật ong, tạo nên phong vị rất đậm đà đặc trưng, hút hồn du khách ngay lần đầu tiên thưởng thức.

Nếu các bạn có dịp đi sang Nhật thì hãy thưởng thức những món ăn trên xem hương vị thế nào nhé

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Tôm chiên giòn món ăn Nhật Bản hút du học sinh Việt

Tôm chiên giòn món ăn Nhật Bản hút du học sinh Việt. Cùng món ăn ngon nhật bản vào bếp làm món tôm chiên giòn nhé (EBI FURAI)
Thành phần (cho 4 người)
· 8 con tôm
· 1 quả trứng
· Bột
· Bột cà mì (bột chiên xù)
· Muối và hạt tiêu
· Dầu thực vật để chiên
· 1 trái chanh

Với bắp cải thái mỏng
· 2 lá bắp cải
Với nước sốt kem trứng kiểu Nhật tartare
· 1/3 chén mayonnaise (khoảng 60 g)
· 1 quả trứng luộc dầm nhỏ
· 3 muỗng canh hành tây xắt nhỏ
· Muối và hạt tiêu

Tôm chiên giòn món ăn Nhật Bản hút du học sinh Việt
Cách chế biến
Thái bắp cải thành những sợi mỏng khoảng 1 mm. Ngâm bắp cải thái mỏng trong nước lạnh khoảng 5 phút và sau đó đổ ra giá cho ráo nước.
Trộn các nguyên liệu làm nước sốt tartare.
Lột bỏ chân và vỏ tôm, nhưng để lại đuôi và một ít vỏ ở phần đuôi. Rửa tôm, sau đó rạch những vết nhỏ ở bụng tôm, mỗi vết rạch cách nhau khoảng 1 cm. Sau đó uốn cong ngược con tôm, để cho thân tôm thẳng. Một con tôm thẳng trông to hơn và ngon mắt hơn.
Để cho tôm khô và rắc muối và hạt tiêu lên. Sau đó, phủ ra bên ngoài tôm bằng bột, trứng đã đánh tơi và bột cà mì.
Đun nóng dầu trong chảo ở nhiệt độ 170ºC. Cho tôm đã tẩm ướp vào dầu nóng và chiên trên lửa vừa khoảng 2 phút cho đến khi tôm chuyển sang màu nâu vàng. Chiên tôm thành hai mẻ, mỗi mẻ 4 con. Không nên chiên tất cả tôm cùng một lúc, nếu không dầu sẽ mất nhiệt, khiến lớp phủ với bột cà mì không giòn.
Sắp bắp cải thái mỏng lên đĩa và đặt tôm bên cạnh. Ăn tôm chiên cùng với chanh và nước sốt tartare.
Kiến thức ẩm thực
Bắp cải thái mỏng
Ở Nhật Bản, bắp cải thái mỏng là thành phần tô điểm rất phổ biến cho các món rán với tôm, gà, sò và cá. Cách trang trí này lần đầu tiên xuất hiện là khoảng 100 năm trước, trong một nhà hàng theo kiểu phương Tây ở Tokyo. Bắp cải bào mỏng giúp các món chiên trông tươi ngon hơn và từ đó nó rất hay được sử dụng. Bắp cải được thái mỏng chỉ khoảng 1 mm, ăn rất giòn và ngọt. Để bào được bắp cải mỏng như thế, đã có những dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, trong các cửa hàng có bán những túi bắp cải đã được thái sẵn bằng máy, rất tiện cho người tiêu dùng.

Các bạn đi du học Nhật bản vừa học vừa làm đừng quên thưởng thức món này khi sang tới nhật nhé

ST

Thịt cừu nướng kiểu Nhật Bản vô cùng hấp dẫn

Hôm nay món ăn ngon Nhật Bản xin chia sẻ cách làm món Thịt cừu nướng kiểu Nhật Bản vô cùng hấp dẫn  JINGISUKAN
Thành phần (cho 4 người)
・400 g thịt cừu thái mỏng
・1 củ hành tây (200 g)
・2 quả ớt chuông
・1/4 cây bắp cải (200 g)
・1/8 quả bí đỏ (200 g)
・Dầu ăn

(Để làm sốt)
・1/4 quả táo (50 g)
・1/4 củ hành tây (50 g)
・1 tép tỏi
・1 củ gừng (15 g)
・4 thìa canh xì dầu Nhật
・1 thìa canh đường
・2 thìa canh nước cam
Cách chế biến
Làm nước sốt. Gọt vỏ và bỏ lõi táo, sau đó nghiền và cho vào bát. Tương tự, gọt vỏ và nghiền hành tây, tỏi và gừng. Sau đó cho phần củ quả vừa nghiền vào xì dầu, cùng với đường, nước cam, khuấy đều.
Sơ chế rau củ. Bóc vỏ hành tây. Bổ đôi theo chiều dọc, bỏ phần lõi xanh, rồi xắt theo chiều dọc thành những miếng rộng khoảng 1 cm. Tương tự, bổ đôi ớt chuông theo chiều dọc, bỏ hạt và cuống, xắt thành những miếng rộng khoảng 2 cm. Xắt bắp cải thành những miếng có cạnh là 4 cm. Bỏ hạt bí đỏ, xắt thành những miếng mỏng, có độ dày khoảng 5 mm.
Cho các miếng thịt cừu lên khay. Rưới lên hai mặt thịt 4 thìa canh nước sốt.
Đun nóng chảo, cho vào một ít dầu ăn. Cho thịt và rau củ vào. Đầu tiên, cho một vài miếng thịt vào giữa chảo. Để lửa vừa. Khi thịt chuyển màu nâu, lật mặt còn lại. Cho một ít rau củ vào xung quanh các miếng thịt để rau củ ngấm nước tiết ra từ thịt. Sau khi thịt và rau củ đã chín, gắp ra đĩa. Dùng nước sốt làm nước chấm.
Kiến thức ẩm thực,
văn hóa nhật bản

Trong hình ảnh có thể có: món ăn
Nguồn gốc của món Jingisukan
Món ăn này lấy tên theo Thành Cát Tư Hãn, người sáng lập và trị vì Đế quốc Mông Cổ trải dài khắp lục địa Á - Âu trong thế kỉ 13.
Món thịt cừu và thịt cừu non nướng xuất hiện ở Nhật Bản khoảng 100 năm trước. Cho đến thời điểm đó, cả thịt cừu lẫn thịt cừu non đều chưa được dùng làm nguyên liệu nấu ăn ở Nhật. Khi đó, thịt cừu gợi nhớ tới hình ảnh Mông Cổ và những đồng cỏ rộng lớn nuôi cừu ở đây. Cái tên Thành Cát Tư Hãn vốn đã quen thuộc với nhiều người Nhật. Có thể món này lấy cảm hứng từ món thịt cừu nướng của Trung Quốc mà nhiều người Nhật đến nước này đã được thấy ở vùng Đông Bắc.
Vào cuối thế kỷ 19, Chính phủ Nhật khuyến khích chăn nuôi cừu để lấy len. Người dân cũng được khuyến khích ăn thịt cừu để to lớn và khỏe mạnh hơn. Chính vì thế món thịt cừu nướng "Thành Cát Tư Hãn" đã ra đời. Chính quyền thỉnh thoảng tổ chức các sự kiện ở Tokyo và Hokkaido để mọi người nếm thử món này. Món này bắt đầu phổ biến trong dân chúng vào khoảng những năm 1930. Hiện nay, nó vẫn rất phổ biến ở Hokkaido, nơi vẫn còn rất nhiều trang trại nuôi cừu.
Ở Nhật, một loại chảo sắt đặc biệt sử dụng trong món này. Phần giữa chảo gồ lên là chỗ để thịt, còn phần xung quanh để rau có hình giống như vành mũ. Thiết kế như vậy giúp cho rau ngấm được nước từ thịt tiết ra. Nhiều gia đình ở Hokkaido có loại chảo đặc biệt này và chỉ chuyên dùng cho món thịt cừu nướng Thành Cát Tư Hãn. Món này có một vị trí khá đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản.



ST

Lẩu gà ở Nhật đơn giản dành cho 4 người

Lẩu gà ở Nhật Bản đơn giản dành cho 4 người (TORI - NO - MIZUTAKI)
・500g thịt gà (tốt nhất là thịt chưa bỏ xương)
・400g cải thảo
・8 cốc nước (1,6l)
・1 thìa cà phê muối
・1 miếng gừng nhỏ (khoảng 20g)

Cách chế biến
Cắt thịt gà thành miếng 4cm, trần qua nước sôi rồi để ráo nước.
Cho 8 cốc nước (1,6l) và thịt gà vào nồi rồi đun lửa vừa cho tới khi sôi. Vặn nhỏ lửa và hầm sôi lăn tăn trong 20 phút, hớt bớt váng mỡ.
Cắt phần lõi cứng của cải thảo rồi tách riêng từng lá, cắt thành sợi 2cm, dài 6-7cm. Gọt vỏ gừng và thái chỉ mỏng.
Sau khi hầm gà được 20 phút, cho 1 thìa cà phê muối vào nồi gà. Cho rau cải thảo vào và đun thêm khoảng 5 phút nữa.
Múc gà, rau và nước hầm vào các bát nhỏ. Thịt gà và cải thảo có thể ăn với gừng thái chỉ và chấm với ponzu, là nước chấm pha với chanh, hoặc nước chấm vừng
Cách làm nước chấm ponzu và nước chấm vừng goma-dare
Thành phần (cho 4 người)
Nước chấm ponzu
・1 thìa canh nước cốt chanh tươi
・1 thìa canh giấm gạo
・2 thìa canh xì dầu
・2 thìa canh nước
Nước chấm vừng goma-dare
・2 thìa canh sốt vừng đặc (hoặc thay bằng bơ lạc)
・2 thìa cà phê đường
・2 thìa cà phê giấm gạo
・2 thìa canh xì dầu
・2 thìa canh nước
Cách chế biến
Để làm nước chấm ponzu, bạn hãy trộn đều nước cốt chanh và giấm gạo trong một cái bát nhỏ. Thêm xì dầu và cuối cùng là thêm nước vào, khuấy đều.
Để làm nước chấm vừng, bạn hãy trộn sốt vừng đặc với đường, rồi thêm giấm và xì dầu (theo đúng thứ tự này) và cuối cùng là nước.
Kiến thức ẩm thực
Ở Nhật Bản có nhiều loại cây họ chanh
Mặc dù chỉ là một quốc đảo nhỏ nhưng ở Nhật Bản có trồng tới hơn 100 loại cây họ chanh, trong đó có chanh vàng, quýt Nhật (mikan), chanh Nhật (yuzu) và chanh xanh (sudachi). Các loại trái này có đủ kích cỡ và mầu sắc khác nhau. Ruột của nhiều trái có thể ăn như những loại trái cây khác hoặc vắt nước uống. Người ta có thể vắt nước những trái này lên các món ăn để tăng thêm hương vị thơm ngon. Vỏ yuzu bào mỏng thường được cho vào súp nước trong. Còn nếu bạn muốn tắm cho ấm người lên thì có thể cho vỏ quýt khô vào nước. Vỏ quýt có chứa một chất giúp làm tăng tuần hoàn máu.

Lẩu gà ở Nhật đơn giản dành cho 4 người
ST

Các món củ cà rốt, củ cải ngâm dấm ở Nhật Bản

CÀ RỐT & CỦ CẢI NGÂM DẤM (NAMASU) & CỦ CẢI TRÒN TỈA HOA CÚC NGÂM DẤM (KIKKA - KABU)
Namasu và Kikka-kabu là các món ăn tô điểm màu sắc cho mâm cơm ở Nhật Bản. Namasu là món ăn có màu sắc tươi sáng, có sự tương phản giữa màu đỏ cam và màu trắng. Món này gồm có củ cải trắng và cà rốt thái chỉ mỏng, sau đó ngâm với dấm pha đường. Kikka-kabu làm từ củ cải tròn, được tỉa thành những sợi mỏng và tạo hình giống một bông hoa cúc đang nở.



Thành phần (cho 4 người)
Namasu (Cà rốt và củ cải ngâm dấm)
300 g củ cải
40 g cà rốt
(Để làm dấm pha đường)
1/2 chén dấm, tốt nhất là dấm gạo 
2 1/2 thìa canh đường
1/4 thìa cà phê muối
1 thìa canh nước
Kikka-kabu (Củ cải tròn tỉa hoa cúc ngâm dấm)
2 cây củ cải tròn nhỏ
1 quả ớt đỏ khô
Chuẩn bị một lượng dấm pha đường bằng lượng làm món namasu.
Cách chế biến
Đầu tiên, chúng ta làm món namasu. Gọt vỏ củ cải. Đặt lưỡi dao hơi chéo rồi xắt củ cải thật mỏng. Đặt 3, 4 miếng củ cải thái mỏng chồng lên nhau, và xắt chỉ thật mỏng.
Cho củ cải thái chỉ vào bát, rắc một nửa thìa cà phê muối lên. Dùng tay trộn để củ cải ngấm đều muối. Làm nhẹ tay để các miếng củ cải không bị gãy. Để đó trong khoảng 10 phút.
Làm tương tự với cà rốt. Đầu tiên gọt vỏ, sau đó để lưỡi dao chéo hơn so với khi xắt củ cải. Xắt cà rốt thành những miếng có đường kính khoảng 5 đến 6 cm. Đặt 3, 4 miếng cà rốt chồng lên nhau rồi thái chỉ. Thái mỏng hơn thái củ cải. Cho cà rốt vào một cái bát khác, rắc một lượng muối có thể nắm được bằng 3 ngón tay. Dùng tay trộn nhẹ để cà rốt ngấm đều muối. Để đó trong khoảng 10 phút.
Làm nước dấm pha đường. Cho 1/2 chén dấm, 2 thìa canh rưỡi đường, và 1/4 thìa cà phê muối. Trộn đều. Khi đường đã tan hết, cho vào 1 thìa canh nước. Sau khi củ cải đã mềm, cho vào khăn bông mỏng để vắt hết nước. Lúc này các sợi củ cải sẽ dính vào nhau và tạo thành hình tròn như quả bóng. Sau đó cho củ cải vào bát có dấm pha đường, tách các sợi củ cải ra. Sau khi cà rốt mềm, cho vào khăn bông mỏng để vắt hết nước, tương tự như với củ cải. Cho vào bát có nước dấm pha đường, trộn lên để cà rốt ngấm đều. Như vậy là món ăn này đã xong.
Tiếp theo, chúng ta làm món kikka-kabu, tức là củ cải tròn tỉa hoa cúc ngâm dấm. Cắt bỏ phần đầu và đuôi của củ cải tròn để được miếng củ cải hình tròn dày khoảng 2,5 cm. Gọt vỏ. Đặt miếng củ cải sao cho phần mặt cắt to nhất ở trên. Dùng dao xắt củ cải theo chiều thẳng đứng, nhưng không xắt rời ra mà chỉ chọc dao vào sâu 2/3 miếng củ cải. Xắt nhiều nhát, mỗi nhát cách nhau khoảng 1 mm. Sau khi xắt xong một lượt, xoay ngang (90 độ) miếng củ cải ra và tiếp tục xắt tương tự như vừa làm. Như vậy, chúng ta sẽ được các đường xắt đan xen nhau.
Lấy lượng muối có thể giữ được bằng 3 ngón tay xoa lên đáy của miếng củ cải, phần không có đường xắt. Để đó trong khoảng 10 phút.
Chuẩn bị phần dấm pha đường như ở món namasu. Lấy hạt ra khỏi ớt. Dùng một nửa quả ớt, xắt thành những miếng tròn mỏng rồi cho vào phần dấm pha đường. Rửa qua miếng củ cải để hết muối rồi bóp để củ cải ra nước. Xắt củ cải thành những miếng có kích cỡ 2 cm rồi ngâm vào phần dấm pha đường trong khoảng 15 phút. Như vậy là món ăn đã hoàn thành.
Kiến thức ẩm thực
Kazari-giri - Cắt tỉa trang trí trong ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản thường sử dụng kazari-giri, tức là kỹ thuật cắt tỉa trang trí rau củ và các nguyên liệu thành hình hoa lá, vừa trông đẹp mắt vừa thể hiện đặc trưng của mùa.
Có rất nhiều cách cắt tỉa như vậy. Ví dụ, icho-ninjin là cắt cà rốt thành những miếng trông giống lá cây icho, tức lá cây bạch quả. Một ví dụ khác là matsuba-giri, vỏ quả yuzu hay quả thanh yên và một số quả khác được tỉa thông như lá kim của cây thông.
Món kikka-kabu mà chúng ta học làm hôm nay cũng là một ví dụ của kỹ thuật cắt tỉa trang trí. Các đường cắt cũng giúp củ cải thấm gia vị tốt hơn. Tương tự như vậy, người ta tỉa phần mũ nấm shiitake trông giống bông hoa, không chỉ giúp đẹp mắt mà còn giúp nấm dễ ngấm hương vị và mềm hơn khi ăn.
Kỹ thuật cắt tỉa nguyên liệu vừa giúp làm tăng hương vị, vừa khiến người ăn vui mắt và thích thú. Kỹ thuật này thấm đẫm tinh thần omotenashi, tức là hiếu khách của Nhật Bản.

ST