Thứ Ba, 22 tháng 11, 2016

Nghệ thuật từ hộp cơm trưa của học sinh Nhật Bản

Nếu bạn là tín đồ của văn hóa Nhật Bản hẳn sẽ không xa lạ với những hộp cơm trưa đủ hình thù bắt mắt đáng yêu với nghệ thuật bày trí được nâng lên tầm nghệ thuật của người Nhật. Những hộp cơm cầu kỳ ấy ngoài tác dụng đựng thực phẩm còn giúp cho người thưởng thức thêm phần ngon mắt, ngon miệng, thúc đẩy việc ăn uống của người kén ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo ra những hộp cơm xinh đẹp ấy cũng  ít nhiều gây ra áp lực cho những người thực hiện. 

Nghệ thuật từ hộp cơm trưa của học sinh Nhật Bản


Chủ Nhật, 6 tháng 11, 2016

Đến Nhật du học thưởng thức ẩm thực thế nào cho đúng?

“Nhập gia tùy tục” là cách ứng xử cơ bản của mỗi người khi đi đây đó, tiếp xúc với những nền văn hóa mới, có phong tục tập quán khác lạ. Với những bạn trẻ lựa chọn cuộc sống xa nhà như đi du học lại càng cần hiểu tầm quan trọng của việc thích nghi này. Đi du học nhật bản 2017, bạn không chỉ phải biến mình trở nên năng động, tự lập hơn mà còn phải trau dồi kiến thức hiểu biết về “tất tần tật” mọi điểu, đặc biệt là về văn hóa Nhật. Quan tâm đến ẩm thực Nhật là một trong những khía cạnh cần thực hiện ấy.
Nhật Bản sở hữu một nền văn hóa ẩm thực truyền thống đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nghệ thuật ăn uống của xứ sở Phù Tang luôn khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục trước độ độc đáo, đặc biệt của mình. Nét văn hóa đặc trưng trong ẩm thực Nhật không chỉ thể hiện qua các món ăn mà còn hiển hiện trong từng quy tắc ăn uống đầy chuẩn mực. Yêu thích văn hóa Nhật, muốn thích nghi nhanh chóng với cuộc sống nơi đây, đừng nên bỏ qua những quy tắc khi thưởng thức ẩm thực của người dân đất nước mặt trời mọc này. 

Đến Nhật du học thưởng thức ẩm thực thế nào cho đúng?
  1. Không cầm đũa trước khi cầm bát
Khi được mời ăn một bữa ăn cùng người Nhật, bạn cần để ý trước hết đến điều này. Trong bữa ăn, bạn nên chọn bát ăn rồi sau đó mới nhấc đũa. Khi đổi bát, nên đặt đũa xuống trước. Chỉ sau khi đã chọn bát thứ hai, bạn mới nên cầm đũa trở lại.
  1. Không nên đổi đầu đũa để gắp thức ăn
Nếu người Việt khi gắp đồ ăn cho người khác thường có thói quen đổi đầu đũa để giữ phép lịch sự thì vơi người Nhật không có thói quen đảo đầu đũa để gắp thức ăn. Bởi theo quan niệm của người Nhật, đầu đũa còn lại là phần tiếp xúc với tay, không đủ sạch sẽ để tiếp xúc đồ ăn. Nếu muốn gắp thức ăn bằng đũa mới, bạn hãy lịch sự yêu cầu người phục vụ hoặc chủ nhà mang thêm cho bạn.
  1. Không đặt đũa ngang miệng bát
Người Nhật thật sự rất tinh tế trong hầu hết mọi việc, kể cả ăn uống. Đôi đũa trong bữa ăn thường có khay gác đũa đi kèm. Bạn hãy tôn trọng văn hóa Nhật Bản bằng cách đặt đũa lên khay gác đũa hoặc những khay có vị trí thấp chứ không để ngang miệng bát. Trong trường hợp không có khay gác, bao đũa cũng có thể thay khay gác đũa một cách dễ dàng chỉ với vài thao tác gập đơn giản. Tuyệt đối đừng đặt đũa ngang miệng bát đang dùng.
  1. Không đưa đũa qua lại, không chạm đũa vào món ăn nếu bạn không có ý định gắp.
Đây là phép lịch sự tối thiểu không chỉ riêng với người Nhật. Bởi việc đưa đũa qua lại trên các món ăn một cách lưỡng lự, hay chạm vào một món ăn mà không ăn đều được coi là hành động bất lịch sự trong bữa ăn. Cũng đừng nên gắp thức ăn liên tục, hãy để cho đôi đũa được nghỉ ngơi bằng việc ăn cơm giữa những lần gắp món.
  1. Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Dùng tay trái đỡ thức ăn rơi là hành động kém lịch sự khi dùng bữa với người Nhật Bản. Mặc dù đây là cách hữu ích để tránh việc đồ ăn rơi trên áo quần, gây những vết bẩn không đáng có nhưng tốt nhất hãy từ bỏ thói quen này khi ăn uống cùng người Nhật Bản.

xem thêm: Món ăn ở Nhật Bản
 
  1. Không cắn đôi thức ăn
Bạn nên cố gắng ăn mọi thứ trong một miếng nhỏ gọn gàng, tránh dùng răng để chia thức ăn thành miếng nhỏ hơn. Người Nhật coi việc để miếng thức ăn dang dở lại đĩa là bất lịch sự. Thêm vào đó, bạn nên dùng tay che miệng khi ăn một miếng thức ăn tương đối lớn.
  1. Không bao giờ trộn wasabi vào nước tương
Thật ngạc nhiên, phương thức ăn uống không chuẩn xác này lại có mặt ở nhiều nhà hàng trên thế giới. Người Nhật không trộn wasabi vào nướng tương. Thay vào đó, hãy đặt một lượng nhỏ wasabi trực tiếp trên miếng sashimi của bạn trước khi nhúng chúng trong tương đậu nành.
  1. Không lật ngược nắp bát
Lật ngược nắp bát có thể tránh phần hơi nước dưới nắp bát rớt trên bàn ăn, nhưng ở Nhật, hành động này là dấu hiệu cho biết bạn đã ăn xong. Do vậy, trong bữa ăn, bạn nên để nguyên nắp bát như vị trí ban đầu được phục vụ. Hành động lật ngược nắp bát cũng dễ làm hỏng nắp nên bạn cần lưu ý để tránh.
  1. Không đặt vỏ sò, nghêu, ốc, hến… ra đĩa riêng hoặc nắp bát
Thói quen của phần lớn thực khách khi được phục vụ các món có vỏ như nghêu, sò, hay là đặt phần vỏ ra nắp bát hay đĩa riêng. Nhưng người Nhật không nằm trong số đông. Thậm chí, họ còn coi đây là hành động kém lịch sự. Tốt nhất, bạn hãy để phần vỏ còn lại ngay trong bát đựng món ăn.
  1. Không đưa đồ ăn lên cao hơn phần miệng
Việc đưa đồ ăn lên quá cao (ngang tầm mắt) không được người Nhật coi trọng. Theo văn hóa Nhật Bản, chiều cao của đũa chỉ nên ở ngang miệng. Đó cũng là mức cao nhất cho vị trí một đôi đũa.
Nắm bắt được những quy tắc thông thường trong ăn uống của người Nhật như đã kể trên sẽ giúp bạn tránh được những phút thiếu lịch sự khi học tập, sinh hoạt tại Nhật. 

Để tham khảo chương trình du học Nhật vừa học vừa làm 2017 với chi phí siêu rẻ và ưu đãi hấp dẫn lên đến 30 triệu đồng, vui lòng gọi đến hotline 0466866770. Nhanh tay đăng ký để nhận ngay 5 triệu đồng tiền mặt và một khóa tiếng Nhật học cùng người bản ngữ từ 4 đến 6 tháng trị giá 10 triệu đồng. Hãy để Thang Long OSC đồng hành cùng bạn vươn đến thành công!

“Chảy nước miếng” với món ăn trong phim hoạt hình Nhật Bản

Người Nhật có rất nhiều cách để thể hiện sự say mê của họ với ẩm thực. Ngoài luôn cố gắng nâng các món ăn lên tầm nghệ thuật, có các món truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, người Nhật còn sáng tạo nên nhiều bộ phim truyền hình về đề tài ẩm thực để truyền bá văn hóa của quốc gia này. Dù bạn chọn du học Nhật Bản vì lý do nào chăng nữa, việc tìm hiểu để yêu thích văn hóa ẩm thực của Nhật cũng là một chuyện nên làm để dễ dàng thích nghi hơn với cuộc sống tại đây. Cùng tìm hiểu xem người Nhật thể hiện sự say mê của họ đối với ẩm thực như thế nào nhé! 

Gurume anime hay còn gọi là ryōri no anime là thể loại phim hoạt hình Nhật Bản về đề tài ẩm thực. Không chỉ xoay quanh sơn hào hải vị, các đầu bếp, thợ làm bánh, người sành ăn, đôi khi nội dung của Gurume anime còn hướng vào các vấn đề xã hội liên quan đến bữa ăn, hoặc các vấn đề về môi trường.

món ăn trong phim hoạt hình Nhật Bản


Trong khi với đại đa số các nền văn hóa ẩm thực khác thì gia vị chính là một trong các yếu tố quyết định đến hương vị, thì cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Họ có một quan niệm thiên về sự tự nhiên và coi trọng những hương vị nguyên bản, tinh khiết.
Món ăn Nhật Bản chú trọng hương vị tự nhiên của thực phẩm. Vì vậy, quốc gia này còn có một lịch sử lâu đời về nghệ thuật trình bày món ăn. Người Nhật Bản dồn rất nhiều công phu vào việc bày biện trang trí sao cho thật cầu kỳ, đẹp mắt để bù lại sự giản dị về mặt hương vị. Sở dĩ, phim hoạt hình ẩm thực của Nhật dễ dàng phát triển hơn tại các quốc gia khác. Đơn giản là vì đối với người Nhật, đôi khi "ăn bằng mắt" cũng đủ thấy no rồi. Anime đã giúp các "tâm hồn ăn uống" tha hồ thỏa mãn về thị giác

Vào những năm 1980, khái niệm "người sành ăn" bắt đầu bùng nổ ở Nhật Bản nhờ sự xuất hiện của manga / anime Oishinbo. Từ đó khái niệm gurume anime (trong đó "gurume" được phiên âm từ chữ "gourmet" = người sành ăn) trở nên phổ biến thay cho ryōri no anime (phim hoạt hìnhvề thức ăn). Vai chính của thể loại này không chỉ dành riêng cho đầu bếp, thợ làm bánh, nghệ nhân sushi... mà dành cho tất cả mọi người, chỉ cần bạn có kiến thức nhất định về ẩm thực và một tâm hồn ăn uống.
Oishinbo được xem là "lá cờ đầu" của thể loại gurume anime. Cũng từ Oishinbo, phim hoạt hình ẩm thực bắt đầu đề cập đến những vấn đề sâu xa và lớn lao hơn. Thông qua chủ đề chính là thưởng thức các món ngon, nhân vật và khán giả có cơ hội tiếp xúc với một số câu chuyện lịch sử, chính trị ở Đông Á, cũng như các vấn đề xã hội đang được quan tâm ở Nhật Bản (như dùng thuốc trừ sâu cho thực phẩm, nạn săn bắt cá voi). Mister Ajikko cũng là một trong những anime ẩm thực đầu tiên rất được yêu thích
Nhờ sự phát triển của công nghệ làm phim, gurume anime hiện nay nói chung đều có nét vẻ đẹp và tỉ mỉ, màu sắc chân thật và tươi sáng nhất. Khi được dọn lên, mỗi món ăn dù xa hoa hay giản dị cũng đã đủ làm khán giá "chảy nước miếng" không thua bất kỳ phim truyền hình hoặc chương trình thực tế nào.
Món ăn được và rất chi tiết...Nhát cắn con tôm chiên bột cũng rất thật. Thậm chí, phép màu kết hợp giữa kỹ thuật hình họa và sức tưởng tượng còn dễ dàng tạo ra món ăn đạt chất lượng cực cao, thậm chí hoàn hảo đến độ... không tưởng. Khiến cho không ít người xem xong cảm thấy "tiếc hận" vì ngoài đời không biết tìm đâu ra những tuyệt phẩm như thế.

Khác với những chương trình thực tế về ẩm thực – nơi người tham gia phải cố dùng ngôn ngữ và biểu cảm hạn chế để diễn tả mùi vị của thức ăn, thì đến với gurume anime, các nhân vật sẽ tha hồ thể hiện "độ ngon" bằng nhiều phản ứng sinh động: từ đáng yêu cho đến điên rồ. Những kiểu phản ứng đa dạng và sáng tạo này đồng thời là một "chiêu" hút khách của gurume anime.
Cùng với sự du nhập mạnh mẽ của ẩm thực Tây phương vào Nhật Bản, gurume anime không còn chỉ là mảnh đất dành tiêng cho những món ăn truyền thống. Cho đến nay, đã có nhiều series lấy các loại bánh xuất xứ từ nước ngoài như bánh ngọt, bánh mỳ... hoặc chuyên về ẩm thực của một nước (Pháp, Ý...) cũng được đón nhận rất nồng nhiệt. Riêng Antique Bakery - lấy bối cảnh một cửa hàng bánh ngọt Pháp - là một series đã quá nổi tiếng với cả phiên bản manga, anime, TVdrama và cả movie.
Nội dung của gurume anime không chỉ dừng ở các màn thi đấu tài năng hay thưởng thức món ngon, người Nhật thậm chí còn mang chương trình dạy nấu ăn vào phim hoạt hình. Đại diện cho thể loại này phải nhắc đến JK Meshi! – một series với nhân vật chính là 3 nữ sinh trung học. JK Meshi! có thể xem như một quyển cẩm nang nấu ăn đơn giản dành cho các bạn trẻ mới bắt đầu tập tành nấu nướng.
Xem anime là để học cách làm những món đơn giản theo kiểu Nhật. Nhân vật sẽ hướng dẫn cho chúng ta cách thực hiện những món gần gũi, chế biến nhanh chóng, rất thích hợp với những bạn học sinh, sinh viên muốn tự mình chuẩn bị bentou (cơm hộp) mỗi sáng.
Trong những năm gần đây, đại diện xuất sắc cho thể loại gurume anime với nhân vật chính là thực khách thay vì đầu bếp phải kể đến manga/anime ngắn Wakako-zake.
Nhân vật chính của anime này là Wakako Murasaki, một nhân viên văn phòng 26 tuổi. Nếu từng thấy nhân vật nữ chính Hàn Quốc Let’s eat thường phiền muộn vì không dám đi ăn một mình, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi "gặp gỡ" Wakako. Cô thích đi ăn một một mình sau giờ làm (đặc biệt vào những lúc gặp phải chuyện không vui nơi công sở), vừa thưởng thức món ăn và rượu bia, vừa ngẫm nghĩ về cuộc sống.
Mỗi tập phim tuy chỉ kéo dài chừng 2 phút với nội dung đơn giản, kinh phí làm phim cực thấp, nhưng cũng đủ làm người xem cảm thấy thoải mái. Wakako-zake phá vỡ suy nghĩ rằng thể loại gurume chỉ tập trung vào của ngon vật lạ. Đến với series này, khán giả có thể theo chân Wakako bước vào những hàng quán bình dân, gọi những món ăn bình thường nhất, thưởng thức chúng cùng với rượu hoặc bia, và tận hưởng thú vui ăn uống sau những giờ làm việc căng thẳng.
Điểm đặc biệt của anime Wakako-zake chính là nhân vật đã ý thức đến việc kết hợp các thức uống (rượu bia) để tăng thêm hương vị cho món ăn. Hiện cho đến nay, Nhật Bản đã cho ra mắt series Bartender với rất nhiều kiến thức về các loại rượu, bia, cocktail cho bất kỳ ai có hứng thú với lĩnh vực này. Không chỉ cung cấp kiến thức về nguồn gốc các loại rượu và cocktail, Bartender còn cho người xem những gợi ý về thức uống tùy vào tâm trạng của họ.
Nếu như các nước phương Tây có xu hướng tiếp cận văn hóa ẩm thực qua các cuộc thi tài, chương trình thực tế, thì người Nhật cũng thể hiện sự say mê dành cho ẩm thực theo cách riêng của họ. Gurume anime không chỉ cung cấp kiến thức, dạy nấu ăn, thỏa mãn thị giác của người xem, mà còn nhẹ nhàng lồng vào đó nhiều thông điệp ý nghĩa. Thậm chí nhắc nhớ về những bữa ăn ấm cúng và lành mạnh.
Có thể nói, gurume anime là một phương pháp thành công giúp cho giới trẻ hiện nay – những đang người dần lệ thuộc vào fastfood và ít dành thời gian xem các chương trình nấu ăn trên TV – có cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với văn hóa ẩm thực và các giá trị tinh thần đáng quý ẩn sâu trong từng món ăn, giọt rượu. Món ăn nhật bản
Theo kênh 14.vn